xóc đĩa online uy tín | Click để nhập và nhận 308K

Khoa Quy hoạch “Góp ý dự thảo sửa đổi Luật xây dựng, Luật quy hoạch đô thị, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản”

Ngày 14/05/2018

>>

Ngày 14/5/2018, khoa Quy hoạch đã tổ chức thành công buổi sinh hoạt học thuật cấp khoa với nội dung “Góp ý dự thảo sửa đổi Luật xây dựng, Luật quy hoạch đô thị, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản”

Buổi sinh hoạt học thuật do TS.KTS Phạm Ngọc Tuấn - trưởng khoa Quy hoạch chủ trì với sự tham gia của 26 các giảng viên khoa Quy hoạch.

Trước đó, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh về việc đề nghị các chuyên gia của Trường đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi Luật xây dựng, Luật quy hoạch đô thị, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản.
 


Theo đó, khoa Quy hoạch đã tổ chức buổi sinh hoạt học thuật nhằm thu thập ý kiến đóng góp của các giảng viên. Trong suốt hơn bốn giờ đồng hồ sôi nổi thảo luận, bàn bạc, tranh luận, tập thể khoa Quy hoạch thống nhất với các góp ý cho bốn luật, cụ thể như sau:

1. Luật xây dựng: Việc điều chỉnh luật xây dựng là cần thiết vì có tính liên thông với các luật khác có liên quan như Luật quy hoạch đô thị, Luật quy hoạch... nên các nội dung điều chỉnh Luật xây dựng là phù hợp và không có ý kiến về nội dung dự thảo sửa đổi.


2. Luật Quy Hoạch Đô Thị: Thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung những nội dung của các mục trong điều 4. Tuy nhiên, có một số kiến nghị là:
- Hoán chuyển mục 7 với mục 8 đề theo thứ tự của khoản 4 và khoản 5 điều 44.
- Một số các khoản trong các điều đó có nội dung không thay đổi so với luật Quy hoạch Đô thị hiện hành không cần thiết nêu lại trong phần sửa đổi (như khoản 2, 3, 4, 5 của điều 47).
- Nội dung sửa đổi bổ sung điều 53 cần nghiên cứu thêm về thời gian công bố công khai quy hoạch đô thị. Thời gian chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được cơ quan thẩm quyền phê duyệt đồ án là khá ngắn, cần có quy định cụ thể đối với từng cấp độ quy hoạch đô thị. Ví dụ, đối với đồ án quy hoạch chung đòi hỏi phải cần thời gian chuẩn bị kỹ mới tổ chức công bố đảm bảo yêu cầu theo các quy định của điều này.

3. Luật Nhà ở:
-Khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở: Về quy định chỉ định chủ đầu tư khi có quyền sử dụng đất ở hợp pháp. Quy định mới tại điều khoản này tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giảm bớt các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án. Đồng thời, quy định mới này sẽ đáp ứng nhu cầu giải quyết khó khăn của doanh nghiệp do trong nhiều trường hợp đất của doanh nghiệp có nguồn gốc do đền bù đất nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng nhưng chưa phải là “đất ở” hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất không phải là đất ở của các tổ chức, cá nhân khác để đầu tư dự án nhà ở nhưng không thể thực hiện được dự án do không được chỉ định làm chủ đầu tư trên chính khu đất thuộc quyền sở hữu của mình. Vì vậy, giải pháp chính sách này cần đi kèm theo những biện pháp nhằm kiểm soát việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất vừa linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu theo quy hoạch.


-Khoản 1 Điều 114 của Luật Nhà  ở: Về các hình thức lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

 Những bổ sung của điều khoản này quy định  về thời gian mà các chủ sở hữu nhà chung cư không lựa chọn được chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn chủ đầu tư để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.


Quy định này dựa trên thực tế về hình thức thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư hiện nay bao gồm:

(1) Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách; (2) Nhà nước đầu tư theo hình thức BT; (3) Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản góp vốn để thực hiện dự án. Ở nhiều địa phương thì trên thực tế có nhiều trường hợp nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ nhưng các chủ sở hữu không thỏa thuận, lựa chọn và đề xuất được doanh nghiệp làm chủ đầu tư dự án dẫn đến kéo dài thời gian không thực hiện phá dỡ nhà ở và triển khai dự án có thể gây mất an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng trong nhà chung cư.


Do vậy, việc bổ sung quy định này là cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo quy trình tham gia của cộng đồng dân cư, kèm theo những giải pháp khác về chính sách nhằm cân bằng lợi ích không chỉ nhà đầu tư còn cho chủ sở hữu và người sử dụng trong nhà chung cư.

Ngoài ra, các ý kiến thống nhất với các nội dung sửa đổi khác trong dự thảo.

4. Đối với Luật Kinh Doanh Bất Động Sản, khoa Quy hoạch trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh thống nhất: Việc sửa đổi, bổ sung Điều 10 theo hướng thống nhất điều kiện về năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện theo pháp luật về đất đai là phù hợp. Giải quyết được mâu thuẫn giữa Luật Đất đai và Luật Kinh doanh Bất Động Sản 2014; Việc sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 12, khoản 4 Điều 14, Điều 59 của Luật Kinh doanh Bất Động Sản theo hướng: bổ sung quy định về quản lý, kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, công trình xây dựng đa năng có mục đích để ở là  phù hợp với thực tế đồng thời phù hợp với Nghị quyết 8 – NQ8-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, định hướng phát triển thị trường bất động sản du lịch trong năm 2018 cũng như trung hạn và dài hạn; Sửa đổi Điều 62, Điều 69 và việc giải thích từ ngữ tại khoản 3, 4 Điều 3 là phù hợp.

Đồng thời, nhiều ý kiến kiến nghị: bổ sung các điều khoản pháp lý cho các loại hình bất động sản thực tế hiện nay tồn tại trong thị trường bất động sản như condotel (lưu trú du lịch), officetel (văn phòng có lưu trú), bất động sản du lịch. Bổ sung các điều khoản pháp lý hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người nước ngoài đã mua Bất động sản tại Việt Nam (trong khi Luật Nhà ở 2014 đã cho phép người nước ngoài mua bất động sản nhưng hiện nay chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản tại Việt Nam)

Tin khác
 Fanpage Khoa Quy hoạch
 Fanpage Trường
 Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ
Bản quyền © 2012 thuộc về xóc đĩa online uy tín | Click để nhập và nhận 308K. Hồ Chí Minh